Thực hiện Xây dựng các vùng kinh tế mới

Tổng kết di dân vùng kinh tế mới[7]
Kế hoạch 5 nămChỉ tiêuThực hiệnTrung bình mỗi năm
1976-19804 triệu1,5 triệu304.120
1981-19851 triệu1,3 triệu251.460
1986-19901,6 triệu1,1 triệu228.520
1991-19951 triệu0,9 triệu180.400
1996-20001 triệu0,2 triệu105.350
Tổng cộng8,6 triệu5 triệu239.700

Thi hành

Việc thực hiện xây dựng khu kinh tế mới có hai phần: phần đất tư hữu và phần đất công của hợp tác xã. Theo phương thức sau năm 1975 thì mỗi hộ được phát 500 m² "đất sản xuất" để tự túc trồng trọt lương thực. Trên mảnh đất đó nông dân được quyền canh tác theo ý muốn sau khi đã đóng góp tám giờ mỗi ngày cho hợp tác xã. Chính phủ sẽ giúp đỡ trong sáu tháng đầu. Sau đó thì phải tự lo lấy.[8]

Trợ giúp từ chính quyền gồm:[7]

  1. Vé xe chuyên chở từ nhà đến vùng kinh tế mới. Mỗi hộ được mang theo tối đa 800 kg hành lý. Nếu chí điểm ở xa thì mỗi ngày phụ cấp thêm 1 đồng tiền ăn dọc đường cho mỗi người
  2. Hai dụng cụ canh tác, thường là cuốc, thuổng
  3. 700-900 đồng để dựng nhà ở vùng kinh tế mới
  4. 100 đồng đào giếng, 100 đồng mua ghe thuyền nếu ở vùng sông rạch
  5. 1 đồng mỗi ngày nếu đau ốm, không lao động được; 50 xu mỗi ngày tiền thuốc khi bệnh; 150 đồng để mai táng nếu chết.

Đối với khu vực kinh tế quốc doanh thì hoạt động theo mô hình hợp tác xã: công trình phục vụ sản xuất, đời sống chung cho toàn vùng, (như đê, đập, cầu, âu kè, cống, đường sá, khai hoang, xây dựng đồng ruộng, cải tạo đất lần đầu...), công trình khai hoang xây dựng đồng ruộng, cải tạo đất lần đầu, xây dựng cải tạo đồng cỏ, khai hoang trồng rừng, chăm sóc và tu bổ rừng tự nhiên.

Các công trình phúc lợi công cộng: nhà trẻ, lớp mẫu giáo, một số phòng học trường phổ thông cơ sở, trạm y tế, cửa hàng hợp tác xã mua bán. Trụ sở làm việc, nhà hội họp v.v.

Những hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất đã có ở vùng còn đất hoang hoá, đồng ruộng, cải tạo đất lần đầu và xây dựng thêm các công trình phúc lợi công cộng. Riêng đối với các cơ sở của đồng bào định canh định cư, trồng cây dài ngày, cây đặc sản, xây dựng chuồng trại chăn nuôi tập thể.

Chi thu của hợp tác xã được ấn định phải chi như sau:[8]

  • 30% trả thuế;
  • 25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;
  • 15% trả lương cho cán bộ quản lý hợp tác xã;
  • 30% còn lại chia cho các thành viên của hợp tác xã tính theo số điểm.

Theo chế độ tem phiếu thời bao cấp, người lao động trong hợp tác xã được phép mua 18 kg gạo/tháng ở giá chính thức. Người lao động phụ: 16 kg; người không lao động: 9 kg.[7]

Tổ chức các đơn vị hành chính (, ấp, thôn xóm...) để chăm lo cho nhân dân mới đến các yêu cầu về bảo vệ trật tự an ninh, về quản lý dân chính và các vấn đề xã hội khác.